Lịch sử lớp 12 qua ô chữ - Trần Đình Ba |
Lịch sử lớp 12 qua ô chữ
Tác giả: Trần Đình Ba
Danh mục: Lịch Sử | Lớp 12
Download sách Lịch sử lớp 12 qua ô chữ, Tải Ebook Lịch sử lớp 12 qua ô chữ, Thư Viện Ebook Miễn Phí, Sách Luyện Thi, Sách Ôn Thi THPT pdf Miễn Phí
Đọc Sách Online Trên Máy Tính, Mobile, Table, Download ebook/epub/mobi/prc/pdf/azw3
Download sách Lịch sử lớp 12 qua ô chữ - Trần Đình Ba
Lưu ý: Các bạn cần cài đặt ứng dụng đọc sách trên thiết bị di động, hoặc xem thêm Hướng dẫn.
Đặt Sách Giấy LAZADA | Kho Sách Giảm Giá LAZADA |
Đặt Sách Giấy TIKI | Kho Sách Giảm Giá TIKI |
Đặt Sách Giấy VINABOOK | Kho Sách Giảm Giá VINABOOK |
Nếu có điều kiện bạn hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giả, Dịch giả và Nhà xuất bản. Cảm ơn.
Lưu ý: Nếu link download có vấn đề, các bạn hãy thông báo ở phần Báo link hỏng
[ads-post]
Giới thiệu Sách
Lịch sử lớp 12 qua ô chữ - Trần Đình Ba
Trích
“ Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ” Từ xưa đến nay, lịch sử luôn đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người, như nhà sử học đầu tiên của thế giới Herodotus đã từng khẳng định: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống". Bởi chăng, lịch sử chính là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, là sự vận động, phát triển biện chứng tuân theo quy luật phát triển khách quan. Nhưng với các em học sinh lịch sử vốn bị coi là môn học khô khan, khó nhớ và nhiều sự kiện. Mặc dù đã có nhiều phương pháp học phong phú như: xem băng hình, gặp các nhân vật lịch sử, đi tham quan các di tích, bảo tàng, đọc sách tham khảo... nhưng số học sinh yêu thích môn Lịch sử vẫn là một con số hạn chế. Một hướng tiếp cận kiến thức Lịch sử mới - Học Lịch sử qua Ô chữ cho học sinh THPT- được mở ra để các em phát huy trí tò mò, ham hiểu biết đỡ nhàm chán khi học Lịch sử và có hứng thú hơn khi tự mình làm chủ được kiến thức.
Trong gần 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2014 sáng 2.6 trên cả nước, chỉ có 11,52% chọn thi môn sử. Nhiều người ngạc nhiên khi biết nhiều trường chỉ có... một thí sinh thi môn sử. Ở vài nơi khác, câu chuyện được bàn tán là cả hội đồng thi mấy chục người, lập ra chỉ để phục vụ 2 thí sinh chọn môn thi này. sự xuống cấp một cách tệ hại của chất lượng dạy và học bộ môn Sử hiện nay đang là một vấn đề đau đầu đối với những ai có quan tâm đến môn Sử. Vừa qua, hiện tượng một số học sinh xé đề cương môn Sử ở một trường cấp 3 khi không phải thi tốt nghiệp là một điều đáng buồn. Đó cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà làm giáo dục hiện nay.
Tại sao lại có chuyện này?
Bên cạnh việc học tập, tiếp cận kiến thức môn Lịch sử khối Trung học phổ thông (THPT) qua sách giáo khoa, thì phương tiện thông tin, tham khảo là không thể thiếu. Nguồn tham khảo có nhiều hình thức như: Xem băng hình, máy chiếu, gặp gỡ nhân vật lịch sử, tham quan di tích, bảo tàng, đọc sách tham khảo... và có thể nói tài liệu tiếp cận chủ yếu của học sinh THPT đối với môn Lịch sử chủ yếu qua sách tham khảo như dạng trắc nghiệm kiến thức đến các bộ đề ôn luyện... nhưng có thể thấy là tài liệu này nhiều, gần như giống nhau nên không khỏi gây nhàm chán. Với mong muốn các em học sử với một niềm ham mê yêu thích, hiểu được giá trị mà lịch sử mang lại cho nước nhà tập sách Học lịch sử qua ô chữ đã được ra đời.
Nội dung của Bộ sách theo sát chương trình Lịch sử chuẩn của sách giáo khoa đồng thời có những phần câu hỏi mở rộng kiến thức thực tế. Kết cấu chung của Bộ sách gồm hai phần: Phần Hỏi và phần Đáp án. Điểm khác so với sách tham khảo truyền thống là bộ sách này không chú trọng hỏi tất cả các kiến thức trong các bài, mà chỉ tập trung vào những phần kiến thức cơ bản nhất của từng bài học, câu hỏi được đặt ra và học sinh sẽ trả lời bằng cách điền đáp án vào ô chữ trên nền hình ảnh có liên quan đến bài học. Để biết kết quả trả lời của mình, học sinh sẽ xem ở Phần Đáp án.
Cách tiếp cận tri thức mới này giúp cho các em học sinh THPT đỡ nhàm chán khi học Lịch sử và có hứng thú hơn khi tự mình làm chủ được kiến thức. Đồng thời các thầy, cô giáo giảng dạy môn Lịch sử ở khối THPT cũng có thể lấy đó làm một cách giảng dạy mới áp dụng vào thực tế giảng dạy của mình, làm cho bộ môn Lịch sử có một hướng đi mới tích cực hơn.
Comments
Post a Comment